Mục lục
ToggleBàn thờ là nơi linh thiêng trong ngôi nhà, nơi mà chúng ta thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với tổ tiên và thần linh. Để bàn thờ luôn giữ được vẻ trang nghiêm và sạch sẽ, việc lau dọn bàn thờ thường xuyên là rất quan trọng. Dưới đây là một số bước hướng dẫn để lau dọn bàn thờ một cách đúng cách và tôn trọng.
1. Cách lau dọn bàn thờ gia tiên
Khu vực mẫu bàn thờ đẹp thường bụi bặm bởi tàn hương, khói nhang cùng các đồ thờ để lại. Việc vệ sinh, lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ là điều cần thiết thực hiện.
Theo các nhà tâm linh, thì chỉ nên lau dọn bàn thờ 2 đến 3 tháng một lần. Vào những ngày bình thường bạn có thể dùng chổi lông gà quét sơ qua khỏi bụi bặm. Không nên lau dọn bàn thờ tổng thể, tỉ mỉ từng chi tiết vào những ngày bình thường.
Thực hiện lau dọn bàn thờ gia tiên theo các bước sau:
- Bước 1: Khi bắt đầu dọn bàn thờ, hãy đặt các tượng, bài vị thần Phật và bài vị tổ tiên lên mặt phẳng trang trọng. Mặt phẳng này phải cao, phủ vải đỏ và để ngay ngắn. Nếu bàn thờ Phật thì phủ vải vàng.
- Bước 2: Sử dụng vải mềm mới mua, có ngâm với nước mùi hoặc rượu gừng cùng chút muối tinh để lau dọn bàn thờ ngày Tết. Lưu ý, không nên sử dụng nước lạnh để lau. Nên lau các bài vị thần Phật trước, bài vị của tổ tiên sau.
- Bước 3: Hãy từ tốn lau bát hương, đèn nến bằng khăn ướt để tránh đổ vỡ. Sau đó, dùng khăn khô để lau lại nhẹ nhàng, cũng có thể chuẩn bị đèn tinh dầu để khử sạch mùi ẩm mốc và tạo hương thơm dễ chịu trong phòng thờ.
- Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân hương: Tay cần được rửa sạch sẽ bằng rượu gừng. Một tay giữ chặt bát hương tránh để xê dịch. Tay còn lại lấy khăn/chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương. Lau khô toàn bộ bát hương bằng khăn khô.
- Bước 5: Sau khi lau dọn bát hương thì thực hiện tỉa chân hương để số lẻ. Thông thường, bát hương thần linh thì để 5 chân (ngũ hành tề tụ). Còn các bát hương còn lại thì để 3 (sinh tài). Các chân hương đã được rút tỉa để lên bàn được phủ bằng giấy đỏ. Còn hóa chân hương sẽ được gom lại thả trôi trên sông có dòng chảy.
- Bước 6: Đặt lại đồ thờ cúng, thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối (nếu có) và khẩn thỉnh báo các ngài về.
2. Cách lau dọn bàn thờ thần tài
Bàn thờ Thần Tài là một nơi đặc biệt trong nhà, nơi mà chúng ta tôn vinh và cầu mong sự thịnh vượng, tài lộc và may mắn.
Để bàn thờ Thần Tài luôn giữ được sự trang nghiêm và tạo ra một không gian hài hòa, việc lau dọn đều đặn và đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số bước hướng dẫn để lau dọn bàn thờ Thần Tài một cách tôn trọng và mang lại sự thịnh vượng:
- Bước 1: Ăn mặc gọn gàng
Trước khi thực hiện, gia chủ cần phải thành tâm, không được coi đây là một việc “phải làm” cùng với sự chán nản hay cáu gắt. Thêm vào đó cần tắm rửa thật sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, ngăn nắp để thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc. - Bước 2: Thắp hương
Đây là một việc quan trọng để thông báo và xin phép các vị thần linh về việc lau dọn bàn thờ Thần Tài. Đồng thời mời các ngài tạm lánh đi nơi khác để việc lau dọn được thực hiện một cách suôn sẻ. Sau khi thắp 3 nén nhang, gia chủ cũng cần đọc văn khấn để thông báo rõ ràng hơn với bề trên. - Bước 3: Dọn dẹp bàn thờ
Tiến hành dọn dẹp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ (trừ bát hương). Sau đó, phân loại các đồ vật cẩn thận để vệ sinh lần lượt, tránh tình trạng đổ vỡ. - Bước 4: Lau dọn bàn thờ Thần Tài
Dùng khăn khô và nước sạch đã chuẩn bị sẵn để lau dọn kỹ càng, đặc biệt là những nơi có tàn hương và bụi bẩn. Lưu ý những ngóc ngách có mạng nhện và xung quanh, trong ngoài bàn thờ. - Bước 5: Xử lý bát hương
Tránh xê dịch bát hương vì đây được xem là một trong những điều tối kỵ trong thờ cúng. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng dùng một tay giữ bát hương, một tay gạt tàn hương nhưng không được tự ý rút chân nhang rồi bỏ đi.
Gia chủ nên tỉa từng chân nhang đến khi trên bát hương còn lại cố chân nhang là số lẻ. - Bước 6: Thay tro trong bát hương
Sử dụng tro từ rơm nếp tự làm hoặc mua tại các tiệm bán đồ thờ cúng.
Không được xê dịch hay xoay hướng của bát hương.
Dùng một chiếc thìa sạch đã được thanh tẩy rồi múc từng chút tro ra một để tránh hao tán tài sản. Tuy nhiên, lúc đổ tro mới vào cần thực hiện dứt khoát mới tốt cho đường tài lộc.
Phần chân nhang sau khi tỉa sẽ đốt và đem thả xuống sông suối cùng tro cũ.
Lau sạch xung quanh bát hương và đặt ngay ngắn vào vị trí cũ. - Bước 7: Vệ sinh tượng Thần Tài – Ông Địa
Khi lau dọn bàn thờ Thần Tài không được quên vệ sinh sạch sẽ tượng Thần Tài – Thổ Địa bằng nước lá bưởi và khăn sạch. Sau khi đã lau dọn sạch sẽ, hãy sắp xếp mọi thứ về vị trí ban đầu.
Nhớ rằng việc lau dọn bàn thờ không chỉ là việc vệ sinh vật chất mà còn là một cách để duy trì vẻ trang nghiêm và tôn trọng cho không gian linh thiêng. Bằng cách thực hiện đúng cách và với lòng thành kính, bạn sẽ tạo ra một môi trường linh thiêng trong ngôi nhà của mình và tiếp tục truyền thống gia đình qua thế hệ.
Những nội dung hướng dẫn và văn khấn được Dànam đúc kết qua Sổ tay kiến thức thờ cúng Dànam, quý khách có thể tham khảo ở bài viết.
Đặc biệt, với các gia chủ yêu thích các kiểu dáng bàn thờ được thiết kế bởi Dànam, với mỗi đơn hàng mua bàn thờ Dànam (hay ở Dànam chúng tôi gọi là Kết duyên), Dànam sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời thông qua việc:
– Giao hàng và Hỗ trợ lắp đặt tận nơi: Dànam hỗ trợ khách hàng lắp đặt bàn thờ tận nơi, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức
– Bảo hành 5 năm, bảo trì trọn đời
– Hỗ trợ khách thực hiện nghi thức Khai quang bàn thờ: Đây là một nghi thức “đón” bàn thờ về nhà mới, nhân viên Dànam sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện nghi thức này.
Với mỗi bàn thờ mua tại Dànam, khách hàng sẽ được tặng kèm:
– Bát hương thiết kế bởi Dànam
– Sổ tay Dànam – Sổ tay thờ cúng tổ tiên
– Cốt thất bảo bát hương Chùa Quán Sứ
– Thảo mộc tẩy uế (khai quang bàn thờ)
– Nước lau bàn thờ cao cấp
Mong rằng đây sẽ là một món quà ý nghĩa và hữu ích đồng hành cùng quý khách trên hành trình tâm linh.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc quý gia chủ có những trải nghiệm thật ý nghĩa khi sử dụng sản phẩm của Dànam.